Lamborghini Huracán LP 610-4 t

★¤nhoxteen.tk¤★
Sieu Thi Thong Tin Giai Tri
Khang Dinh Wap Viet

Khi sắm cục sạc mới để thay thế cho cục sạc của hãng sản xuất điện thoại di động (ĐTDĐ) đang dùng bị hư, hoặc sắm thêm cục sạc đa năng (sạc được nhiều loại DTDĐ), bạn hãy cân nhắc đến loại cục sạc định mua. ĐTDĐ của bạn có thể bị hỏng vì chết IC nguồn, hoặc pin bị chai, điện thoại mau hết pin. Một số đặc điểm của cục sạc ĐTDĐ Cục sạc của ĐTDĐ và các thiết bị cầm tay, máy nghe nhạc MP3/MP4, tai nghe bluetooth đều có điện thế ra (DC output) là 5 V với cường độ dòng điện dưới 1000 mA (mili Ample) hay dưới 1 A. Trong khi đó pin trong DTDĐ và các thiết bị cầm tay chỉ ở mức 3,7 V. Ông Lâm Thanh Bình, từng là giảng viên nhiều lớp sửa chữa ĐTDĐ tại TP.HCM cho hay: “Dựa trên biểu thức của định luật Ohm U= I*R, người ta sẽ tạo ra các cục sạc nhanh bằng cách tăng cường độ dòng điện I lên nhiều Ample, hoặc tăng hiệu điện thế U vượt quá ngưỡng cho phép. Nhờ vậy, pin ĐTDĐ sẽ mau đầy khi sạc. Bù lại, trở kháng trong pin sẽ bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng sụt áp nhanh và pin mau hư. Một cục sạc tốt và đảm bảo sẽ có IC điều khiển quá trình sạc”. Ông Bình cho biết thêm, các cục sạc nhanh và rẻ tiền đang bán trên thị trường thường không có IC điều khiển quá trình sạc nên sẽ gây nên những hệ lụy về pin, thậm chí là “chết” IC nguồn của điện thoại. Cục sạc chính hãng Phần lớn các hãng sản xuất ĐTDĐ bán kèm cục sạc nhanh với ĐTDĐ. Tuy nhiên nó chỉ sạc nhanh ở mức cho phép, hơn nữa dòng điện được lọc sạch nên ít ảnh hưởng đến pin và ĐTDĐ. Chính vì vậy, bạn dễ thấy cục sạc chính hãng thường nặng hơn so với các cục sạc không nhãn hiệu bán tràn lan trên thị trường. Ngoài ra, trên cục sạc chính hãng, bạn có thể xem được điện thế và cường độ dòng điện nạp cho ĐTDĐ; trong khi đó, các cục sạc rẻ tiền thường không có các thông số. Hiện nay, giá một cục sạc chính hãng sản xuất ĐTDĐ thường trên 100 ngàn đồng, còn loại cục sạc không nhãn hiệu thì dưới 50 ngàn đồng. Cục sạc đa năng Nó cũng là loại cục sạc bình thường như các loại sạc rẻ tiền không có nhãn hiệu. Tuy nhiên, thay vì chỉ có một đầu cắm thì nhà sản xuất kèm theo nhiều đầu cắm phù hợp với nhiều loại ĐTDĐ khác nhau, chúng có thể là đầu cắm rời hoặc được ghép vào dây sạc. Giá khoảng 100 ngàn đồng. Vài năm trước đây, khi các hãng sản xuất ĐTDĐ chưa thống nhất về kiểu đầu cắm nên loại cục sạc đa năng này tỏ ra khá hiệu quả cho người dùng những chiếc ĐTDĐ ít phổ thông có kiểu đầu cắm lạ. Giờ đây, các hãng sản xuất điện thoại chỉ dùng 1 trong 3 kiểu đầu cắm tròn lớn, tròn nhỏ hoặc dạng vuông tựa cổng USB mini nên cục sạc đa năng chỉ còn ở các cửa hàng sửa chữa, bán ĐTDĐ, dịch vụ sạc pin ĐTDĐ thuê. Ngoài loại cục sạc đa năng có nhiều đầu cắm, hoặc 1 đầu cắm và nhiều đầu chuyển đổi, trên thị trường còn có loại cục sạc đa năng sạc pin ĐTDĐ rời. Nếu dùng loại này, bạn phải biết cách mở nắp ĐTDĐ để lấy pin ĐTDĐ ra ngoài sạc rồi lắp vào lại. Cục sạc sẽ có 2 điểm tiếp xúc dương (+) và âm (-) để bạn chạm vào 2 điểm tương ứng đó trên pin ĐTDĐ. Giá khoảng 50 ngàn đồng. Đối với loại cục sạc đa năng không mang tính di động, nó sẽ dùng nguồn điện lưới 220 V. Cắm vào ổ cắm và xuất ra dây dẫn là đầu cắm tròn hoặc tất cả các đầu cắm; hoặc là một ngõ cắm USB nhưng chỉ có 2 điểm tiếp xúc, dây sạc sẽ có 1 đầu là cổng USB và đầu còn lại là đầu cắm tròn, hoặc tất cả dạng đầu cắm. Nếu là loại có đầu cắm USB, bạn có thể cắm dây sạc vào cổng USB của máy tính để sạc thay vì dùng cục sạc. Ông Bình cho hay, việc sạc pin từ cổng USB của máy tính thường hiệu quả hơn so với việc dùng cục sạc đa năng, bởi dòng điện ở bộ nguồn máy tính cho chất lượng cao hơn, lọc sạch hơn. Đối với loại cục sạc đa năng kèm tính di động, nguồn điện sạc có thể lấy từ hộp đấu lắp pin tiểu AA, từ bộ phận đốt thuốc trên xe hơi, từ bình ắc-quy xe máy, pin năng lượng mặt trời... mà không cần điện lưới 220 V. Loại sạc này thường cho hiệu quả thấp, vì nguồn điện dùng để sạc không đủ nên chỉ đạt mức cân bằng giữa nguồn điện lấy sạc và pin ĐTDĐ; thậm chí có khi điện trong pin ĐTDĐ bị san sẻ qua nguồn sạc, do điện thế nguồn sạc thấp hơn điện thế của pin ĐTDĐ. Như vậy, việc xài cục sạc chính hãng kèm theo ĐTDĐ vẫn là tốt nhất; còn việc dùng các cục sạc khác chỉ nên thực hiện trong trường hợp bất đắc dĩ và không nên xài lâu, nhất là đang sử dụng loại điện thoại đắt tiền. (KHPT)
<=Tro ve